Dư axit dạ dày là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh như trào ngược dạ dày. Tất cả các bài viết, thông tin truyền thông về loại axit trong dạ dày là rất nhiều. Nhưng để hiểu biết một cách rõ ràng về nó thì có thể rất ít người biết. Những người đang mắc các bệnh về dạ dày có thể cũng nghe đâu đó về tác hại của nó đối với bệnh của mình.
Contents
Axit dạ dày là gì
Axit dạ dày chính là axit clohydric (HCl). Đây là một chất rất cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày của người cao hoặc thấp hơn mức bình thường sẽ gây ra các bệnh lý về dạ dày.
Các loại axit trong dạ dày
- Axit HCl có trong dạ dày giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ thức ăn một cách dễ dàng. Nhưng nếu lượng axit này dư thừa thì sẽ dẫn tới các bệnh về dạ dày.
- Axit clohydric có nồng độ cao, nếu là axit đậm đặc có thể ăn mòn các mô của con người.
- Axit clohydric (HCl) trong dạ dày có nồng độ khoảng từ 0,0001 – 0,001 mol/l. Chúng giúp các thực phẩm có thể trở thành các chất dễ hấp thu, tốt cho cơ thể. Cụ thể như: tinh bột, protein, đường, muối,… Trở thành những chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Thiếu lượng axit trong dạ dày
Khi bị thiếu axit trong dạ dày, các vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển và có nguy cơ dẫn đến ung thư. Bạn thường xuyên có các triệu chứng đầy hơi, do lượng acid tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn. Vậy nên khi cảm thấy khó tiêu, bạn thường sẽ uống soda, nước chanh để dễ tiêu bởi những đồ uống này có tính acid.
Dư axit dạ dày gây trào ngược
Dấu hiệu nhận biết dư axit dạ dày
Khi bị thừa axit trong dạ dày sẽ dẫn đến triệu chứng trào ngược dạ dày và để lâu sẽ trở thành bệnh. Bạn sẽ cảm thấy nôn hoặc buồn nôn, ợ chua, đau dạ dày, hay thậm chí viêm loét dạ dày. Dư axit lâu ngày dẫn tới loét dạ dày tá tràng, hay chảy máu dạ dày đồng thời làm giảm sức đề kháng. Từ đó, dễ dàng mắc những căn bệnh mãn tính nghiêm trọng như gout, loãng xương, thậm chí cả ung thư.
Nguyên nhân dư axit dạ dày
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá
Rượu, bia có hàm lượng cồn lớn, làm bào mòn các tế bào, tổn thương niêm mạc dạ dày. Những loại thực phẩm này khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao, dẫn tới mắc các bệnh dạ dày. Thuốc lá có nicotin làm tiêu diệt các lợi khuẩn, tạo môi trường cho hại khuẩn phát triển, đặc biệt là khuẩn Hp.
Căng thẳng (stress)
Căng thẳng thần thần kinh kéo dài là nguy cơ dẫn đến bệnh dạ dày. Do khi căng thẳng, khiến dạ dày phải co bóp và tiết acid nhiều dẫn đến việc đau dạ dày.
Ăn uống thất thường
Ăn không đúng bữa, ăn quá no, hoặc để quá đói. Ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối hay những đồ không hợp vệ sinh.
Thiếu ngủ
Thức quá khuya, hoặc ngủ không đủ giấc chính là nguyên nhân dẫn đến việc tiết axit trong dịch vị dạ dày.
Nguy cơ từ dư axit dạ dày
Những biểu hiện thường gặp như sau:
- Biểu hiện ợ chua, sôi bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày.
- Táo bón, tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu kéo dài.
- Mệt mỏi, tụt huyết áp, thiếu máu, căng thẳng thần kinh.
Lượng axit dư thừa sẽ ăn mòn dần các tế bào trong cơ thể. Bởi axit với lượng vừa đủ sẽ tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu dư thừa sẽ phá hủy, bào mòn các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Đó là 2 mặt của axit HCl. Ngoài ra, dư axit có thể gây nên các bệnh như gút, ung thư, loãng xương, béo phì,…
Làm thế nào để trị bệnh dư axit dạ dày
Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày – giảm trào ngược dạ dày
Các loại thuốc giúp trung hòa lượng axit như cimetidin, ranitidin, omeprazol, lansoprazol…Khi sử dụng thuốc sẽ có tác động trực tiếp đến cơ thể, các hoạt chất sau khi bị hòa tan sẽ đi vào trong máu. Chính vì thế bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để giảm tình trạng dư axit dạ dầy
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Sinh hoạt điều độ, kết hợp thể dục, thể thao, giải trí lành mạnh, tránh stress. Không nên thức khuya quá 11 giờ đêm…
Chế độ ăn khoa học: Nên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, nha đam, cá hồi, cá thu, gạo lứt,.. Các loại rau xanh chứa các chất chống oxy hóa và chất xơ thực vật. Nên ăn đúng giờ. Không nên ăn quá no, quá đói, quá khuya. Phải ăn trước khi đi ngủ 3-4 tiếng để dạ dày có thể kịp tiêu hóa. Hạn chế ăn những đồ chua, cay, đồ lên men, những đồ có nhiều muối, dầu mỡ. Sử dụng gừng để kích thích tiêu hóa và giảm độ axit dư.
Uống nước ion kiềm mỗi ngày để loại trung hòa dư axit dạ dầy
Bên cạnh chế độ ăn khoa học, việc lựa chọn thức uống cũng rất quan trọng. Bạn không nên uống các loại đồ uống có tính axit mạnh như rượu, bia, đồ uống có gas,… Thay vào đó, bạn nên uống nước có chứa nhiều ion kiềm để trung hòa axit dư.
Tham khảo:4 Lý do Tại sao uống nước ion kiềm tốt cho sức khỏe
TOP 5 Máy điện giải ion kiềm phù hợp nhu cầu gia đình Việt
Máy tạo nước Pi Biontech là thiết bị y tế được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ